Huấn luyện an toàn làm việc trong không gian hạn chế

Làm việc trong không gian hạn chế là một trong những công việc vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất. Trên thế giới ước tính mỗi ngày có trên 2 người chết khi làm việc trong không gian hạn chế .Ở nước ta rất nhiều tai nạn thương tâm cũng đã xảy ra. Hôm nay trong phạm vi bài viết này Công ty CP Kiểm Định Kỹ Thuật An Toàn Hải Phòng (gọi tắt là HST) muốn giới thiệu đến các bạn những lưu ý cơ bản nhất nhằm loại bỏ, kiểm soát và phòng tránh rủi ro khi làm việc trong không gian hạn chế . Tuy nhiên do có quá nhiều đặc thù công việc khác nhau nên chúng tôi không thống kê tỷ mỉ cho tất cả mọi trường hợp được .

I. Tại sao cần phải tham gia khóa học huấn luyện an toàn trong không gian hạn chế?

Không gian hạn chế là những địa điểm bị giới hạn về khoảng không, vị trí người lao động làm việc; là những vị trí làm việc có không khí thiết hoặc dư thừa oxy, có khí độc hoặc các chất gây cháy; Là những nơi hạn chế lối thoát hiếm khi có sự cố xảy ra, ví dụ như hệ thống đường ống, hố, các thiết bị chứa…

Làm việc trong không gian hạn chế là một trong những công việc vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tỷ tai nạn lao động cao nhất. Hàng năm có rất nhiều người lao động bị thương và thiệt mạng trong khi làm việc trong không gian hạn chế. Ước tính chỉ có khoảng 60% các trường hợp rủi ro được cứu hộ. Không gian làm việc hạn chế gây nguy hiểm hơn không gian làm việc thông thường vì nhiều lý do. Hàng năm tại Việt Nam cũng có rất nhiều tai nạn chết người xảy ra với các công nhân thi công trong phạm vi không gian hẹp, chưa được kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn và thiếu các thiết bị an toàn cũng như dụng cụ cấp cứu. Trong nhiều trường hợp đã xảy ra những thảm kịch dẫn tới hậu quả thương tâm cho cả người cần cấp cứu lẫn người tham gia cứu hộ.

II. Những ví dụ về không gian lao động hẹp, hạn chế phải kể đến như:

Không gian trong những thùng téc-xi bịt kín chỉ có một lối ra vào, trong các cống rãnh, lỗ khoan, ống dẫn… Ngoài ra, các tầng hầm tối, kín, những không gian thiếu thốn ánh sáng, không khí và thông gió kém cũng là những môi trường lao động có không gian hạn chế. Những không gian này thường mang lại nhiều nguy cơ như thiếu oxy gây ngất xỉu, hoặc có mặt những loại khí độc gây chết người hay khí đốt gây cháy nổ, đe dọa đến tính mạng người lao động. Các sự cố đáng tiếc thường xảy ra với người làm việc trong không gian hạn chế bao gồm: nghẹt thở, phơi nhiễm chất độc hại, cháy nổ, chập điện, sập hầm, vỡ đường ống, bồn chứa gây chết đuối…

Tuy nhiên, những tai nạn đáng tiếc kể trên hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu đội ngũ công nhân và đốc công được huấn luyện kỹ càng về các quy định đảm bảo an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế, đồng thời đảm bảo nội quy nơi làm việc được tuân thủ chặt chẽ.

Người làm việc trong điều kiện không gian hẹp cần phải được bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết cũng như thực hành thông qua các khóa học, phải được huấn luyện và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.

Tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức cho công nhân làm việc trong không gian chật hẹp là tuyệt đối không thể xem thường, vì năng suất, hiệu quả lao động của chính doanh nghiệp cũng như sự an toàn của người lao động. Và tất cả những gì bạn cần để làm được điều đó đều có thể tìm thấy tại khóa học huấn luyện an toàn trong không gian hạn chế của Viện Đào Tạo.

III. Đối tượng, mục tiêu của khóa học huấn luyện an toàn trong không gian hạn chế:

Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP, khóa huấn luyện an toàn trong không gian hạn chế được tổ chức hướng đến người lao động thuộc nhóm 3: người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Cụ thể đối tượng gồm:

  • Công nhân ở công trường, kĩ thuật viên, kĩ sư bảo trì, kĩ thuật viên phòng thí nghiệm, thợ hàn, thợ ống dẫn dầu/ khí, bộ phận ứng phó khẩn cấp, bộ phận An toàn, Sức khỏe, Trưởng nhóm, Quản lí… và bất cứ người lao động nào với điều kiện làm việc trong không gian hạn chế, không gian kín.
  • Các cán bộ quản lí, đốc công

IV. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động làm

Trưởng bộ phận, đội trưởng :cần phải đảm bảo hướng dẫn an toàn không gian hạn chế đến người lao động trong xưởng.

Giám sát, tổ trưởng:

Tuân thủ các quy trình, hướng dẫn an toàn và các quy định liên quan trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế.

Đảm bảo những người lao động dưới quyền quản lý của mình nhận thức được mối nguy tiềm ẩn khi làm việc với không gian hạn chế thông qua quá trình đánh giá rủi ro công việc.

Giám sát chặt chẽ khu vực làm việc.

Người lao động làm việc trong không gian hạn chế:

Tuân thủ các quy trình, hướng dẫn an toàn và các quy định liên quan trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế.

Được đào tạo chuyên môn và có khả năng thực hiện công việc được giao, nhận thức được mối nguy tiềm ẩn và sự nguy hiểm thông qua quá trình đánh giá rủi ro công việc.

Phải tham gia khóa đào tạo an toàn làm việc trong không gian hạn chế và có giấy chứng nhận mới được làm việc trong không gian hạn chế.

You may also like...